Ngoài sự an toàn và chức năng tuyệt vời, bếp từ còn mang đến vẻ đẹp sang trọng và hoàn hảo cho gian bếp, đặc biệt là bếp từ âm. Vậy, cách lắp bếp từ âm như thế nào? Những lưu ý khi sử dụng bếp từ âm là gì? Hãy cùng Bếp Chính Hãng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Bếp từ âm là gì ?
Cũng giống như các loại bếp từ thông thường, bếp từ âm hoạt động với nguyên lý đốt nóng đặc biệt. Cụ thể, chúng phát nhiệt theo nguyên lý từ trường sinh ra từ cuộn dây đồng và dòng điện xoáy. Khi bật dòng điện, một từ trường được tạo ra, gây ra từ trường ở đáy chảo và làm chín thức ăn.
Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa bếp từ âm so với các dòng bếp khác là ở cách lắp đặt. Bếp từ âm có thiết kế phần bụng được đặt dưới bàn đá, chỉ có mặt kính lộ ra bên ngoài. Phần thân bếp nằm hoàn toàn dưới tủ. Vì vậy, bếp từ âm mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ tuyệt vời, đang được coi là xu thế mới cho dòng bếp từ này nay. Bạn có thể tham khảo qua những mẫu bếp từ châu Âu, bếp từ Nhật hiện đại nhập khẩu tại Bếp Chính Hãng !
2. Cách lắp bếp từ âm đầy đủ, chi tiết
Bếp từ âm có nhiều ưu thế vượt trội, đồng thời mang đến vẻ đẹp sang trọng, hiện đại và liền mạch cho căn bếp. Vậy cách lắp bếp từ âm như thế nào? Chúng tôi sẽ giúp bạn cách lắp đặt bếp từ âm đúng cách và đơn giản nhất.
Xác định vị trí đặt bếp từ
Trước hết bạn cần xác định vị trí đặt bếp để thực hiện khoét đá. Bếp từ âm đa số được lắp đặt ngay bên dưới máy hút mùi và không lắp gần bồn rửa hay vòi nước. Không đặt bếp gần các loại bếp khác, phía trên máy giặt, tủ lạnh hoặc tủ đông, vì điều này sẽ tạo ra độ ẩm và nước ngưng tụ. Ngoài ra, bạn nên lắp đặt bếp từ âm cách xa tường từ 10 đến 15cm.
Khoảng cách đặt bếp lý tưởng và an toàn như sau:
– Khoảng cách tối thiểu giữa bếp nấu với mặt bếp hoặc máy hút mùi là 650 mm.
– Khoảng cách giữa các mép trong và ngoài của mặt đá và mép bếp là 150 mm
– Đảm bảo khoảng trống giữa đáy bếp và thành dưới là 15 mm.
– Sau khi đặt bếp vào vị trí lỗ, đai bếp sẽ được gắn vào bàn đá để ngăn thiết bị bếp di chuyển.
Khoét lỗ đặt bếp từ theo đúng kích thước
Sau khi xác định được vị trí đặt bếp, bạn hãy khoét đá. Nên cắt đá phù hợp với kích thước của bếp. Mỗi loại bếp từ âm đều được sản xuất hai kích thước là kích thước mặt kính và kích thước khoét đá( có thể đo trực tiếp đáy bếp để cắt chính xác). Vì vậy, bạn nên nghiên cứu các kích thước của đá trong hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất.
Lưu ý:
– Về mặt kỹ thuật, không được khoét lỗ cho bếp lớn hơn quá 1cm theo mỗi chiều của đáy bếp, việc khoét lỗ lớn hơn kích thước yêu cầu của bếp sẽ dẫn đến điểm chịu lực nén là mặt kính hoặc mặt Inox của bếp, bếp có thể bị vỡ mặt kính hoặc mặt inox bị biến dạng.
– Tuyệt đối không được dán keo mặt bếp với mặt đá, vì khi làm thế khi bếp nóng lên làm nóng keo chết cứng có thể làm cho kính bị nứt, bếp bị hư hỏng phải tháo ra mang đi bảo dưỡng, sửa chữa khi cạy lên có thể làm mặt kính bị vỡ và chi phí đổi mặt kính bếp từ khá đắt.
– Nên mua bếp về mới thiết kế mặt đá và khoét đá. Như vậy sẽ tránh được tình trạng mất công sức, lãng phí tiền bạc trong việc sửa chữa mà lại còn mất đi tính thẩm mỹ. Nếu bạn đã có sẵn mặt đá và đá khoét sẵn của bếp gas âm cũ thì khi mua bếp từ mới, bạn nên chọn bếp có kích thước khoét đá tương ứng.
Cách đấu nối nguồn điện
– Vật liệu: dây nguồn 2,5 mm dự phòng, ốc vít, băng keo cách điện, Aptomat 20A dùng cho bếp từ đôi, 30A cho bếp từ 3 trở lên.
– Kết nối dây: Dây nguồn của bếp từ thường có 3 dây ( một số hãng là 4 đến 5) mỗi hãng sẽ có màu sắc riêng biệt nhưng về căn bản mỗi bếp sẽ có 3 màu, các bạn tham khảo ký hiệu trên sách hướng dẫn của bếp, thực hiện như sau:
+ Bước 1: Chọn vị trí thích hợp để lắp Aptomat. Sau đó đấu dây 2,5mm vào Aptomat đầu vào.
+ Bước 2: Nối dây nguồn điện vào bếp, theo quy tắc sau:
Dây nâu (hoặc đỏ, đen) đấu vào pha lửa (L) của nguồn điện (Aptomat đầu ra)
Dây màu xanh (hoặc trắng màu nhạt) nối pha nguội (N) của nguồn điện (Aptomat đầu ra)
Dây màu vàng sọc xanh (dây vằn hai màu) nối với dây tiếp đất
– Sau khi đấu xong, tiến hành cuộn băng keo ở chỗ nối hở các vị trí, đảm bảo không bị hở điện vì có thể gây cháy nổ (dùng bút thử điện kiểm tra kỹ các vị trí đấu nối một cách cẩn thận)
– Việc đấu nối điện phải đảm bảo bằng cầu nối điện hoặc phích cắm, ổ cắm, Aptomat loại 16A hoặc 32A thì càng tốt.
Lưu ý:
– Nếu nguồn điện không có dây nối đất, hãy khoan một vít rất dài sâu vào tường gạch. Sau đó kết nối dây nối đất với nó. Không được cắt dây nối đất khi lắp đặt bếp từ. Vì nó sẽ ảnh hưởng đến nguồn xả năng lượng.
– Bạn cần rút ổ cắm điện khu vực bếp ra để kiểm tra dây nguồn, kiểm tra tiết diện của dây nguồn có đảm bảo không, theo tiêu chuẩn dây tối thiểu thì dây phải là 2,5mm để đảm bảo đủ tải cho bếp từ đôi công suất 2000w/bếp
– Nguồn điện dùng cho điện sinh hoạt ở nước ta thường là 220V. Vì vậy, trường hợp bếp từ có cùng điện áp thì bạn có thể sử dụng không cần đắn đo, còn trường hợp bếp từ thì dùng điện áp 100 – 127V ( thường được sử dụng ở Bắc Mỹ, một số quốc gia Nam Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan) bạn cần sử dụng bộ chuyển đổi điện áp xuống 220V với điện áp này. Sử dụng nguồn điện áp không phù hợp cho bếp từ sẽ gây cháy, hỏng nồi, rất nguy hiểm.
Thử bếp
Sau khi thực hiện các bước trên, bạn cho nước vào hai xoong có đáy từ để thử bếp.
Đặt bếp chính giữa bếp, bật aptomat, sau khi nghe tiếng “bíp”, bật phím On / off, chọn các chế độ nấu, tăng giảm công suất, các chức năng, thử nấu 5 đến 7 phút, bếp không báo lỗi gì là phần lắp đặt đã hoàn thành và thành công.
3. Những lưu ý khi sử dụng bếp từ âm
Khi sử dụng bếp điện từ âm bạn cần lưu ý những điều sau:
– Bếp từ làm nóng xoong nồi rất nhanh nên nếu để nhiệt độ quá cao thức ăn sẽ bị cháy. Vì vậy, hãy cài đặt nhiệt độ trung bình trước sau đó mới tăng dần lên.
– Lau chùi bếp thường xuyên sau khi nấu để giữ được vẻ đẹp sáng bóng. Bạn có thể lau sạch bằng khăn mềm ẩm, không dùng các vật kim loại sắc nhọn làm trầy xước bếp.
– Sử dụng các loại xoong, chảo có đáy cùng kích thước với vùng nấu và đặt chúng vào chính giữa vùng nấu
– Kiểm tra dòng điện và dây dẫn thường xuyên để đảm bảo an toàn
– Kích hoạt chức năng khóa an toàn đối với trường hợp khi trẻ em hoặc thú nuôi vô tình bấm phải các phím chức năng sử dụng không phù hợp
Bếp điện âm đã không còn là thiết bị quá xa lạ trong mọi gia đình trong những năm gần đây. Trên đây là bài hướng dẫn cách lắp đặt bếp từ âm đầy đủ nhất, lắp đặt đúng cách sẽ tránh được những lỗi bếp từ thường gặp khi sử dụng, hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc lắp bếp từ âm đúng cách, đảm bảo bảo an toàn hơn trong quá trình sử dụng bếp.