[Chia sẻ] Những điều cần biết khi sử dụng bếp từ

10:56:28 11/09/2024 Lượt xem 57 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

Bếp từ là mặt hàng đang rất được ưa chuộng thay thế dần các bếp nấu truyền thống không an toàn. Đặc biệt tại các đô thị lớn do tốc độ phát triển kinh tế cao, không gian sống thu hẹp các gia đình chủ yếu sống ở chung cư nên nhu cầu sử dụng bếp từ để đun nấu là luôn thường trực.

Chọn lựa bếp từ để đun nấu quý khách nhất định phải biết những điều này để chọn lựa sản phẩm tốt nhất, giá cả hợp lý nhất, thoải mái sử dụng nhất và đặc biệt an toàn.

Bếp Chính Hãng xin chia sẻ với quý khách hàng những lưu ý quan trọng khi quyết định chọn mua bếp từ cho gia đình. Rất nhiều khách hàng mắc những lỗi khá cơ bản khi sử dụng bếp từ để đun nấu dẫn tới việc hỏng hóc, hư bếp, vỡ mặt kính, hao phí điện năng...

I. KHÔNG SỬ DỤNG BẾP TỪ THƯỜNG XUYÊN

Với đặc thù khí hậu Việt Nam là nóng ẩm, không khí có độ ẩm cao nên việc sử dụng bếp từ thường xuyên giúp quạt tản nhiệt thổi các không khí ẩm ra khỏi bếp là cực kì quan trọng. Các bếp từ đơn, bếp từ đôi,... cần được bật sử dụng ít nhất 2 lần trên 1 tuần mỗi lần tối thiểu 15 phút để có thể đảm bảo bếp có độ bền cao nhất.

Nếu không sử dụng bếp từ thường xuyên hơi ẩm sẽ thâm nhập vào máy làm ẩm chập mạch, hỏng IC, hỏng các mối hàn do ô xi hóa...Vừa mất chi phí bảo dưỡng, vừa mất chi phí sửa chữa.

Vậy nên, tốt nhất hàng tuần quý khách dù không có nhu cầu nấu ăn cũng nên bật bếp đun nước 2 lần hoặc nên bọc kĩ, sử dụng các gói chống ẩm để đảm bảo độ bền của bếp.

II. SỬ DỤNG NỒI CHẢO PHÙ HỢP

Do là dòng bếp sử dụng từ tính để đun nấu nên việc sử dụng nồi chảo phù hợp là rất quan trọng. Thực tế hiện nay, có rất nhiều bộ nồi sử dụng cho bếp từ quý khách nên chọn lựa để sử dụng.

Sử dụng nồi đúng chuẩn nấu ăn cũng sẽ giúp các món ăn ngon hơn. Các nồi, chảo... tiếp súc trực tiếp với thức ăn nên khi đã sử dụng bếp từ đắt tiền thì cũng nên đầu tư bộ nồi tương xứng để đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn.

Các nồi, chảo dùng cho bếp từ cần có đáy nhiễm từ, đáy bằng sắt hoặc hợp kim nam châm có thể hút được là sử dụng được, đáy nồi nên dùng loại 3 đáy để đảm bảo độ bền. Các đáy nồi từ cần sử dụng là đáy phẳng, nếu sử dụng các đáy  nồi lỗ chỗ, không phẳng, không đúng yêu cầu có thể dẫn đến tình trạng không nhận, không sử dụng được, tốn điện hoặc nghiêm trọng hơn là hỏng hóc bếp.

Khi đi mua nồi, chảo cho bếp từ quý khách có thể xem biểu tượng in từ ở dưới đáy nồi “bếp có hình lò xo” hoặc chữ “Induction” để chọn lựa cho đúng và phù hợp.

III. NẤU BẾP TỪ Ở NHIỆT ĐỘ CAO LIÊN TỤC

Bếp từ thường được cấu tạo bởi một mặt kính phẳng chịu nhiệt , chịu lực... Với các dòng bếp cao cấp sử dụng mặt kính nhập khẩu Schott Ceran hay Eurokera sẽ tốt hơn bếp sử dụng các mặt kính thông thường. Khi nấu quá lâu mặt kính sẽ bị hấp thụ nhiệt ngược từ đáy nồi vào mặt kính và sử dụng liên tục trong thời gian dài dễ gây nứt vỡ mặt kính, quá tải khi sử dụng.

Sau khi nấu xong một món ăn quý khách nên để bếp nghỉ 1 tới 2 phút rồi tiếp tục nấu món khác và chia đều sử dụng ở các lò nấu đảm bảo độ bền của bếp, tránh nứt vỡ mặt kính, quá tải...

III. THAO TÁC VỚI 1 NGÓN TAY 1 CHẠM

Bảng điều khiển của bếp từ thông thường sẽ là điều khiển cảm ứng. Khi điều khiển cần chú ý khi sử dụng bếp điện từ chính là sử dụng ngón tay để điều khiển các nút cảm ứng trên mặt bếp. Theo đó, chỉ nên sử dụng một ngón tay để bấm thay vì dùng hai ngón. Cần bấm lần lượt từng chế độ.

Nếu dùng hai ngón tay trở lên để bấm, nguy cơ lướt hay chạm phải hai, ba nút cảm ứng cùng một lúc sẽ khiến bếp trở nên bị lỗi.

IV. VỊ TRÍ ĐẶT BẾP QUÁ GẦN NGUỒN NƯỚC HOẶC NGUỒN NHIỆT KHÁC

Đây là chú ý quan trọng khi lắp đặt bếp, do bếp từ là linh kiện điện tử nên việc lắp đặt xa nguồn nước, nguồn nhiệt sẽ tránh được các nguy cơ tiềm ẩn như nước tràn vào bụng bếp gây hỏng hóc trong thời gian dài...hơi nước xâm nhập vào bếp gây chập mạch, ẩm mốc các linh kiện gây hỏng bếp...

Để quá gần nguồn nhiệt khác khiến bếp không lưu thông được không khí tản nhiệt, bếp dễ chạy chậm, tốn điện...

Nên chọn nơi thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ để đặt bếp và sử dụng bếp hiệu quả nhất.

V. XẾP QUÁ NHIỀU ĐỒ ĐẠC QUANH BẾP

Khi sử dụng không khí không được lưu thông do xếp các đồ chắn quá nhiều quanh bếp sẽ làm bếp bị quá nhiệt, trong thời gian dài sẽ dễ bị hỏng hóc... Vì vậy khi lắp đặt bếp nên để khoảng trống dưới bụng bếp lớn tối thiểu 20cm tới các vật che chắn khác, xếp đồ đạc quanh bếp cách xa ít nhất 15 cm để đảm bảo bếp hoạt động ổn định.

VI. KHÔNG VỆ SINH MẶT BẾP THƯỜNG XUYÊN

Dầu mỡ, thức ăn vương ra mặt bếp là điều khó tránh khỏi khi sử dụng bếp để đun nấu, cần vệ sinh ngay sau khi nấu để đảm bảo bếp luôn sạch sẽ, hợp vệ sinh. Không những thế còn bảo vệ mặt kính tránh nứt vỡ ăn mòn do các hóa chất tạo ra khi đún nấu...

Do đó, khi nấu bạn nên tránh để thức ăn trào ra bếp. Để bếp từ sạch sẽ mà vẫn duy trì được độ sáng bóng của bề mặt, bạn chỉ cần làm ẩm vùng cần vệ sinh bằng nước ấm, sau đó lau khô lại bằng khăn mềm.

Tuyệt đối không được dùng các loại giấy nhám, dụng cụ sắt nhọn, bàn chải cứng hay chất liệu nhôm vì sẽ làm hỏng bề mặt bếp. Bạn có thể mua bộ dụng cụ chuyên dùng để vệ sinh mặt bếp có bán tại các siêu thị.

Cách tốt nhất để giữ bếp của mình luôn sạch đẹp và bền như mới là hãy vệ sinh ngay sau mỗi lần sử dụng là được.

VII. KHÔNG LẮP ATTOMAT RIÊNG CHO BẾP TỪ

Là thiết bị sử dụng điện năng có công suất cao, bếp từ cần được trang bị riêng một attomat (sibi) để đảm bảo khi dụng. Vừa là công tắc tắt-bật nếu không sử dụng, vừa đảm bảo khi quá tải điện không ảnh hưởng tới bếp. Chọn Attomat phù hợp 220V/30A để sử dụng đảm bảo nhất.

Một số trường hợp sẽ không được bảo hành nếu không lắp attomat riêng cho bếp từ, vậy nên khi lắp đặt cần yêu cầu nhân viên ki thuật lắp đặt attomat cho bếp.

VIII. RÚT NGAY ĐIỆN SAU KHI SỬ DỤNG

Đây là điều hoàn toàn sai khi sử dụng bếp từ, bởi sau khi tắt nguồn bếp, quạt tản nhiệt của bếp vẫn chạy để tỏa hết các nhiệt dư thừa sau quá trình đun nấu. Tắt ngay bếp từ sau đun nấu sẽ làm hư hại quạt, khiến quá trình tản nhiệt lâu, dài ngày sẽ làm hỏng bếp.

IX. TRÁNH VA ĐẬP KHI SỬ DỤNG BẾP TỪ

Mặt kính của bếp từ có thể chịu lực nén rất tốt, nhưng khi va đập một lực lớn vào vùng nhỏ sẽ làm nứt vỡ mặt kính và hỏng hóc bếp. Vậy nên tránh va đập các vật sử dụng vào mặt kính của bếp. Không nên sử dụng nồi quá lớn có khối lượng nặng trên mặt kính bếp từ thông thường trong thời gian dài, rất dễ nứt vỡ do các kính thông thường không được tôi tốt như các kính nhập khẩu.

X. KHÔNG NÊN VỨT BỎ PHIẾU BẢO HÀNH

Nhiều người thường có thói quen vứt bỏ các phiếu bảo hành hoặc không làm theo các hướng dẫn bảo hành của sản phẩm. Bếp từ là linh kiện điện tử, rất có thể phát sinh hỏng hóc trong quá trình sử dụng, nếu mất phiếu bảo hành, quý khách sẽ phải mất chi phí sửa chữa phát sinh, thường rất đắt đỏ gây lãng phí. Giữ lại phiếu bảo hành để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình.

Sau khi biết hết các lưu ý quan trọng thì còn chần chừ gì mà không chọn ngay cho mình một sản phẩm bếp từ châu Âu hay bếp từ Nhật Bản chính hãng tại Bếp Chính Hãng để được tận hưởng nhiều ưu đãi về giá và chương trình khuyến mại hấp dẫn nhất.

Hệ thống Showroom

BẾP CHÍNH HÃNG - HÀ NỘI
75A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội       
Tel.: (024).6259.2218  / 0904.515.856

BẾP CHÍNH HÃNG - SÀI GÒN       
512 Cộng Hòa, Tân Bình, TP. HCM       
Tel.: (028) 6681.8833  /  0966.318.196

BẾP CHÍNH HÃNG - HẢI PHÒNG       
Số 9, Khúc Thừa Dụ 2, Lê Chân, Hải Phòng       
Tel.: 0904.515.856  /  0915.759.259

TIẾP NHẬN BẢO HÀNH:
Điện thoại:  0904.374.826

THÀNH VIÊN CỦA NỘI THẤT RICHHOME

  


 

© 2024 JANKO. All rights reserved.

0904515856
messenger icon zalo icon