Bạn đang có nhu cầu mua bếp từ hay đang sử dụng thiết bị này, nhưng vẫn chưa biết cách lắp đặt, sử dụng an toàn. Hãy cùng tìm hiểu với Bếp Chính Hãng qua bài viết dưới đây. Chúng tôi đã tổng hợp và đưa ra một số kinh nghiệm để giúp bạn sử dụng bếp từ an toàn, hiệu quả nhất.
1. Vị trí lắp đặt bếp từ
- Bếp từ sử dụng nguồn điện gia đình để hoạt động, bạn cần phải đảm bảo nguồn điện ổn định, tương thích với thiết bị. Tránh trường hợp nguồn điện bị quá tải hay thiếu tải sẽ khiến bếp hoạt động không hiệu quả và tiềm ẩn nguy cơ chập cháy.
- Không cắm chung ổ điện với các thiết bị điện tử khác như tủ lạnh, máy hút mùi,...
- Không đặt bếp từ gần các thiết bị sử dụng công suất cao như tủ lạnh, lò nướng, lò vi sóng. Tránh tình trạng cộng hưởng nhiệt có thể khiến nhiệt độ bếp tăng cao, dễ hư hỏng và mất an toàn
- Không đặt bếp ở gần các vị trí đường ống thoát nước, nơi ẩm ướt. Tránh tình trạng rò rỉ nước, bếp ẩm gây chập mạch điện và tiềm ẩn rủi ro.
- Nên đặt bếp ở vị trí thông thoáng, bề mặt bằng phẳng và chắc chắn. Tránh lót bếp bằng thảm hoặc các tấm kim loại vì chúng làm cản trở khả năng tản nhiệt của bếp.
- Đặt bếp tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ để đảm bảo an toàn cho trẻ
2. Nguồn điện phù hợp, ổn định
Một yếu tố vô cùng quan trọng khi lắp đặt bếp từ, đó là xác định nguồn điện của gia đình có phù hợp với thiết bị. Trước khi mua sắm bạn cần phải kiểm tra định mức điện áp của gia đình và của bếp là bao nhiêu. Nếu nguồn điện không tương thích sẽ làm thiết bị nhanh chóng hư hỏng thậm chí gây ra nguy cơ cháy nổ, chập điện.
Thông thường, điện áp của các hộ gia đình của Việt Nam là khoảng 220V, phù hợp với các sản phẩm bếp từ châu Âu nhập khẩu. Đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản có điện áp từ 170 đến 260v, để sử dụng được bạn cần phải lắp thêm thiết bị ổn áp.
Hiện nay, các dòng bếp từ cao cấp hiện đại đều sử dụng mức công suất lớn từ 1800 đến 2000 W. Chính vì thế để bếp từ hoạt động ổn định và hiệu quả, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng thêm aptomat. Đây là thiết bị rất an toàn, tự động ngắt điện, bảo vệ bếp từ và người sử dụng nếu dòng điện không ổn định.
Khi lắp đặt bếp từ đôi, bạn nên dùng dây điện có tiết diện 2 cm và gắn Aptomat khoảng 20 Ampe . Bếp từ 3 vùng nấu thì nên dùng dây có tiết diện 3 cm và gắn Aptomat 30amp.
3. Lưu ý khi lắp đặt bếp từ an toàn nhất
Đo đạc kỹ càng về kích thước
Hãy chú ý đến các thông số như kích thước của bếp, kích thước mặt khoét đá, độ sâu của tủ bếp và độ sâu của bếp để việc lắp đặt được dễ dàng và nhanh chóng.
Đối với dòng bếp từ đôi có kích thước phổ biến là 730 x 440 (mm), bếp từ 3 vùng nấu có kích thước là 580 x 510 (mm). Trên thực tế, tùy và thương hiệu, dòng sản phẩm sẽ có sự chênh lệch không đáng kể về kích thước. Bạn có thể tìm thấy những thông tin này trên nhãn dán, bao bì của sản phẩm.
- Trường hợp bạn đổi bếp từ mới, để tận dụng được vị trí lắp đặt có sẵn thì hãy chọn một bếp từ có cùng kiểu dáng và kích thước. Hãy đo đạc kỹ càng và cẩn thận từng số liệu vị trí lắp đặt. Sau đó so sánh với mẫu bếp từ bạn muốn mua, xem có cùng kích thước không. Nếu bạn gặp khó khăn trong tình huống này, hãy nhờ đội ngũ nhân viên tư vấn hỗ trợ.
- Nếu đây là lần đầu tiên lắp đặt bếp từ, hãy đo kích thước của tủ bếp nhà bạn. Bếp từ có 2 kiểu dáng hình chữ nhật và hình vuông. Tủ bếp có chiều dài lớn hơn thì nên lắp đặt bếp từ hình chữ nhật. Còn nếu tủ bếp có chiều rộng lớn hơn thì nên lắp đặt bếp từ hình vuông.
- Ngoài ra, khi lắp đặt bạn cần phải khoét theo đúng kích thước mặt dưới của các loại bếp. Tránh lớn hơn 1cm theo mỗi chiều của bếp. Bởi vì nếu lớn hơn sẽ ảnh hưởng mặt kính của bếp (đá tự nhiên, gỗ hoặc đá nhân tạo) dễ bị biến dạng và nứt vỡ sau một thời gian sử dụng.
Lưu ý khi kết nối nguồn điện
Kết nối thiết bị với nguồn điện phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Dây điện có đường kính thích hợp, đủ khả năng chịu tải tốt
- Đầy đủ ba đường dây gồm dây nóng, dây trung tính và dây tiếp đất
- Sử dụng ổ cắm riêng để đảm bảo nguồn điện hoạt động ổn định
- Phải bắt đai giữ bếp với mặt bàn sau khi lắp bếp vào vị trí khoét đá, tránh tình trạng bếp bị xê dịch trong quá trình sử dụng.
- Mở nguồn điện, cắm thử thiết bị , kiểm tra bếp có hoạt động bình thường không.
Nếu bạn tự lắp đặt thì kiểm tra thiết bị có hoạt động bằng cách mở Aptomat lên. Nếu nghe thấy tiếng bíp nghĩa là bếp từ đã sẵn sàng khởi động. Mở nguồn bếp và thực hiện một vài chương trình nấu. Sau thời gian từ 15 đến 20 phút, bếp vẫn hoạt động tốt là bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng. Nếu bạn gặp sự cố, có thể liên hệ trung tâm bảo hành để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng.
4. Không nên để bếp từ hoạt động ở công suất tối đa
Các dòng bếp từ mới hiện nay đều được trang bị khoảng 9 đến 17 mức công suất tùy vào thương hiệu và dòng sản phẩm. Trong đó mức 0 là mức thấp nhất, mức 9 hoặc 17 là mức công suất cao nhất. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng mức công suất cao nhất trong thời gian dài sẽ khiến mặt bếp và các linh kiện thường xuyên bị nóng. Khi đó, quạt tản nhiệt không kịp thời làm mát các bộ phận, nhanh chóng làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
Một số dòng bếp từ còn được trang bị tính năng Booster, giúp đẩy công suất lên cao hơn mức 9 hay mức 17. Hãy sử dụng tính năng này nếu bạn muốn làm chín thức ăn nhanh chóng trong vòng vài phút, vừa an toàn lại bảo vệ thiết bị. Tính năng này chỉ hoạt động trong vòng 5 đến 10 phút và sau đó sẽ trở lại mức công suất bình thường.
5. Túc trực gần bếp suốt quá trình đun nấu
Bếp từ là loại thiết bị có hiệu quả truyền nhiệt lên đến 90% bằng cách truyền nhiệt trực tiếp vào đáy nồi làm chín thức ăn nhanh. Khi nấu các món như món luộc, chiên, xào rán, bạn nên quan sát bếp để tránh tình trạng thức ăn bị cháy khét và cạn nước
Đối với các món súp, món canh, ninh, hầm, bạn có thể cài đặt mức công suất thấp, trong thời gian dài. Với chế độ hẹn giờ đã được cài đặt, bếp sẽ tự động tắt khi kết thúc. Khi nào bạn có thể dành thời gian để làm những công việc khác hoặc là nghỉ ngơi mà không cần đứng bên cạnh bếp liên tục
6. Không rút dây điện nguồn ngay khi vừa nấu xong
Lưu ý vô cùng quan trọng đó là sau khi nấu xong, chỉ tắt nguồn bếp trên bảng điều khiển nhưng không rút dây nguồn. Bởi vì, mặt bếp và các linh kiện bên trong vẫn còn rất nóng. Hãy để khoảng từ 15 đến 20 phút để quạt tản nhiệt bên trong hoạt động làm bếp nhanh nguội hơn. Khi thiết bị đã nguội hẳn, hãy rút dây nguồn.
7. Vệ sinh bếp từ sau mỗi lần dùng
Trong quá trình nấu nướng, có thể sẽ có nước tràn ra hoặc dầu mỡ dính trên mặt bếp. Tắt bếp và đợi từ 15 đến 20 phút cho thiết bị bớt nóng và thực hiện vệ sinh mặt bề mặt.
Các vết bẩn thông thường, bạn có thể lau sạch bằng khăn ấm với một chút nước chất tẩy rửa chuyên dụng.
Với các vết cháy xém khó tẩy rửa thì có thể dùng thêm dao cạo chuyên dụng để làm sạch hiệu quả hơn.
Việc vệ sinh hàng ngày giúp mặt bếp luôn sáng bóng, sạch sẽ, đảm bảo hiệu quả truyền nhiệt và kéo dài tuổi thọ của thiết bị
8.Lưu ý các dấu hiệu bất thường
Bếp từ là thiết bị nhà bếp thông minh và vô cùng an toàn. Tuy nhiên, đây vẫn là thiết bị sử dụng điện nên trong quá trình sử dụng không thể tránh khỏi những sai sót.
- Mặt bếp không nóng dù đã mở nguồn.
- Bếp tự động tắt đột ngột
- Bảng điều khiển bị liệt các nút chức năng
- Âm thanh cảnh báo bất thường
- Thường xuyên báo lỗi khi sử dụng
Hãy liên hệ với Trung tâm bảo hành của Bếp Chính Hãng bất cứ lúc nào nếu gặp các sự cố trên. Nên bảo trì, bảo dưỡng bếp định kỳ để kịp thời phát hiện các sự cố và khắc phục nhanh chóng.
Hy vọng với bài hướng dẫn sử dụng bếp từ an toàn trên của chúng tôi, bạn đã có những những thông tin hữu ích, cần thiết để sử dụng thiết bị đúng cách, an toàn.