Máy rửa bát mới được đưa vào thị trường Việt Nam cách đây không lâu, và cho đến nay đã khẳng định được vai trò quan trọng của nó trong mỗi gia đình người Việt. Tuy nhiên vẫn còn nhiều nghi ngờ đằng sau tác dụng của máy rửa bát như: Liệu máy rửa bát có rửa sạch được không? Liệu trong quá trình hoạt động bát đũa có bị vỡ không? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của BẾP CHÍNH HÃNG !
May rua chen bat là một con robot thông minh và dễ sử dụng. Bạn chỉ việc xếp bát đĩa vào máy, cho đủ chất tẩy rửa, và thiết lập chương trình. Những công việc còn lại là của máy rửa bát. Vậy, máy rửa bát hoạt động thế nào?
A. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG
Cấu trúc của 1 chiếc máy rửa bát bình thường
Chiếc máy rửa bát hoạt động theo tiến trình sau:
1. Xả nước vào.
2. Làm nóng nước đến nhiệt độ thích hợp.
3. Tự động mở hộp đựng chất tẩy rửa vào thời điểm thích hợp.
4. Phun nước thông qua hệ thống phun áp lực cao để làm sạch vết đồ ăn trên bát đĩa
5. Xả nước bẩn
6. Xịt thêm nước để tráng sạch bát đĩa
7. Xả nước bẩn một lần nữa
8. Tạo luồng khí nóng để làm khô bát đĩa (nếu người dùng thiết lập chức năng này).
9. Ngoài ra, máy rửa bát còn có thể tự giám sát *
* Cơ chế tự giám sát là gì?
Cơ chế tự giám sát được tạo ra để chắc chắn rằng mọi quá trình đang hoạt động chuẩn và hoạt động như sau:
- Bộ tính thời gian quy định thời lượng cho mỗi chu trình xem có đúng không.
- Một bộ cảm biến để nhận biết nhiệt độ của nước và không khí trong máy để ngăn nhiệt độ nước trong máy quá nóng sẽ làm hư hại bát đĩa của bạn.
- Một bộ cảm biến khác có thể nhận biết được mực nước tiêu chuẩn và lập tức kích hoạt chức năng thoát nước để nước không bị tràn ra.
- Đặc biệt, ở một số máy rửa bát còn có những bộ cảm biến cho phép phát hiện nước vẫn còn bẩn. Khi nước đủ sạch, máy cũng sẽ nhận biết là bát đĩa đã sạch.
B. CẤU TẠO BÊN TRONG MÁY RỬA BÁT
Cấu tạo bên trong máy rửa bát
Nhiều người tiêu dùng cho rằng máy rửa bát tốn nước nhưng thật ra thì không phải vậy. Mặc dù máy rửa bát đĩa khi hoạt động đầy nước, nhưng lượng nước thực tế thì không phải vậy, phần duy nhất đầy nước là ở đáy. Khi hoạt động nhiệt làm nước nóng lên đến 130 độ F (55 độ C), có khi 140 độ F (60 độ C) làm cho các phân tử nước nở ra và tăng thể tích lên. Sau đó, một máy bơm đẩy nước lên hệ thống vòi phun. Ở đây, nước được phun mạnh lên bề mặt bát đĩa bẩn.
Sau quy trình phun xả làm sạch lần 1, nước lại thoát xuống bồn dưới đáy, ở đây máy bơm sẽ đẩy nước ra ngoài. Tùy thuộc vào loại máy rửa bát đĩa, nước thải sẽ đi trực tiếp xuống ống dẫn dưới bồn rửa chén, hoặc đi qua ống dẫn trong bồn của máy. Quy trình phun xả nước lần 2 cũng tương tự.
>> Đọc thêm Máy rửa bát có tốn điện, tốn nước không?
Bước cuối cùng trong chu trình rửa là chu trình sấy khô. Bộ phận nhiệt dưới đáy của máy sẽ làm nóng luồng không khí bên trong giúp sấy khô bát đĩa. Để tiết kiệm điện năng người ta thường không dùng đến chu trình này.