Trong căn bếp của các gia đình hiện đại ngày nay, bếp từ đã dần thay thế cho bếp ga để đảm bảo sự an toàn cũng như mang đến tiện lợi cho việc nấu nướng của chị em. Tuy nhiên, trên mặt bếp từ có khá nhiều kí hiệu, không phải chị em nào cũng hiểu hết được ý nghĩa của các ký hiệu đó. Trong bài viết dưới đây, Bếp Chính Hãng sẽ giúp bạn giải mã ý nghĩa các ký hiệu trên bếp từ để dễ dàng sử dụng nhất.
Các ký hiệu trên bếp từ
Trên bếp từ có khá nhiều kí hiệu cũng như các thông số kỹ thuật. Để sử dụng bếp an toàn thì bạn phải hiểu được hết những kí hiệu trên bếp. Dù có nhiều thương hiệu khác nhau song hầu hết chúng đều có những quy ước chung về kí hiệu. Những kí hiệu này bao gồm:
Nút ON/ OFF
Đây là ký hiệu dùng để tắt, bật bếp từ. Nó giống như nút vặn cơ học trên bếp da dùng để khởi động bếp trước khi nấu vậy. Để chuẩn bị cho việc nấu nướng, bạn chạm tay và nút ON/OFF này. Khi bảng điện tử sáng màu có nghĩa là bếp đã khởi động và chuẩn bị nấu nướng.
Ký hiệu bếp từ KEEP WARM
Đây là nút có chức năng giữ ấm cho các món ăn đã được nấu xong. Bên cạnh đó bạn cũng có thể dùng nút này để hâm nóng cháo hoặc thức ăn.
Nút BOSSTER
Đây là nút có tác dụng hỗ trợ quá trình nấu nhanh. Nó giúp tiết kiệm thời gian và điện năng.
Kí hiệu bếp từ MILK
Đây là ký hiệu trên bếp từ có chức năng hâm nóng sữa, nó thích hợp với những gia đình có trẻ nhỏ. Nhiệt độ hâm sữa chỉ khoảng 35 độ C, bạn có thể hâm sữa bất kì lúc nào.
Ký hiệu bếp từ LOCK
Ký hiệu bếp từ LOCK là nút đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bếp từ. Nó đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ. Khi bấm vào nút này là tất cả các phím chức năng trên bảng điều khiển sẽ bị khóa lại.
Ký hiệu FRY
Đây là ký hiệu bếp từ dùng để chiên rán thức ăn.
Ký hiệu TIME
Nhấn vào nút này là bạn đã bật chế độ hẹn giờ của bếp từ
Kí hiệu PRESSURE COOK
Khi nhấn vào nút này trên bếp từ có nghĩa là bạn đã chọn chế độ nấu cho nồi áp suất. Nó giúp cho việc ninh, nấu hoặc hầm các món ăn một cách nhanh nhất, tiết kiệm thời gian và điện tiêu thụ.
Ký hiệu RICE
Nếu muốn nấu cơm trên bếp từ thì bạn hãy nhấn vào kí hiệu này nhé.
Ký hiệu bếp từ HOTPOT
Dùng bếp từ ăn lẩu là một trong những tiện ích không thể không nhắc đến. Với kí hiệu này, bạn thoải mái thưởng thức những nồi lẩu ấm cúng bên gia đình. Nó có chức năng điều chỉnh nhiệt độ sôi cho cho thích hợp nhất.
Ký hiệu SOUP
Ký hiệu này dành cho những ai muốn trổ tài nấu món soup cho cả gia đình.
Ký hiệu BBQ
Ký hiệu này thường được tích hợp giữa bếp từ và bếp hồng ngoại. Các chị em nội trợ có thể sử dụng chức năng này để nướng các món ăn mình thích.
Ký hiệu PAUSE
Bạn đang nấu thức ăn, nhưng bạn muốn dừng lại tạm thời. Vậy hãy bấm ký hiệu Pause trên bảng điều khiển nhé.
Ký hiệu +/-
Đây là ký hiệu bếp từ có tính năng tăng hoặc giảm công suất, nhiệt độ trong quá trình nấu nướng. Nếu bạn muốn tăng thì nhấn dấu + còn nếu muốn giảm thì nhấn dấu -.
Các ký hiệu lỗi trên bếp từ khi sử dụng
Ngoài các ký hiệu hiển thị sẵn trên bảng điều khiển bếp từ thì bạn cũng cần hiểu thêm về ý nghĩa cả một số ký hiệu bếp từ khi thông báo lỗi. Bởi nó sẽ đảm bảo an toàn tối đa cũng như vận hành bếp hiệu quả nhất.
Bếp từ hiển thị lỗi E0, AD
Nếu trong quá trình sử dụng trên màn hình của bếp từ có ký hiệu báo lỗi E0 hoặc AD. Vậy những kí hiệu có ý nghĩa gì?
Ký hiệu lỗi E0: báo lỗi trên bề mặt bếp cho biết thiết bị đặt trên bề mặt bếp không đúng không bắt được từ. Chính vì vậy, bếp không thể đun nóng.
Lỗi A D: báo lỗi đáy dụng cụ đun nóng không bằng phẳng. Vì vậy bếp không thể khởi động được. Lúc này bạn cần kiểm tra xem phần đáy có vật cản hay không. Hoặc thay thế dụng cụ nấu phù hợp.
AD: Là ký hiệu cho bạn biết đáy dụng cụ đun nấu bạn đang sử dụng không bằng phẳng. Khi đó bếp cũng không khởi động được. Trong trường hợp này bạn cần thay dụng cụ đun nấu phù hợp là được.
Ký hiệu bếp từ báo lỗi E1
Nếu trong quá trình sử dụng mà bếp từ báo lỗi E1 có nghĩa là nhiệt độ đang quá nóng, vượt quá mức an toàn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do bạn đã sử dụng bếp liên tục trong thời gian dài hoặc quạt tản nhiệt của bếp đã kém.
Để khắc phục lỗi E1, bạn chỉ việc tắt bếp để nguội một vài phút sau đó lại tiếp tục đun nấu. Hoặc kiểm tra quạt gió cũng khả năng hoạt động của nó. Nếu quạt bị hỏng có thể thay quạt khác.
Ký hiệu bếp từ lỗi E2
Đây là ký hiệu hiển thị bếp từ khi trong nồi không có thức ăn. Cho dù bạn có quên, đặt nồi lên bếp và bấm nút nấu nhưng bếp vẫn không hoạt động để đảm bảo an toàn cho dụng cụ nấu nướng cũng như người dùng.
Khắc phục lỗi E2 bếp từ này khá đơn giản. Bạn chỉ việc cho thức ăn cần nấu và trong nồi là bếp lại hoạt động bình thường.
Màn hình báo lỗi E3, E4
Trong quá trình nấu nướng, nếu bếp từ của bạn hiện các thông báo lỗi E3 có nghĩa là nguồn điện thấp hơn, không đảm bảo cho bếp vận hành an toàn. Còn nếu bếp báo lỗi E4 có nghĩa là nguồn điện cao hơn nhiều so với điện áp quy định của bếp.
Màn hình báo lỗi E5 và E6
Lỗi E5, E6 bếp từ xảy ra khi cảm biến nhiệt của bếp quá cao. Nếu như gặp tình trạng này thì bạn nên ngắt bếp trong khoảng 10 phút sau đó khởi động lại.
Màn hình báo lỗi E7 và E8
Nếu như ký hiệu bếp từ hiển thị lỗi E7, E8 thì bạn cần ngắt điện ngay. Bởi lỗi này khá nghiêm trọng, nó gây nguy hiểm đến tính mạng của người dùng. Lỗi này là lỗi hở mạch điện. Bạn đừng tự ý mở ra để sửa chữa. Thay vào đó là mang đến những trung tâm sửa chữa và bảo hành để được hỗ trợ.
Màn hình hiển thị E9
Nếu như trong quá trình nấu nướng, bếp từ của bạn báo lỗi E9 nghĩa là bếp đang không kiểm soát được nhiệt độ cũng như độ an toàn của nó. Nếu như bếp báo lỗi này thì bạn cần tắt bếp ngay lập tức. Sau đó bạn hãy liên hệ ngay với trung tâm sửa chữa để được hỗ trợ.
Trong bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những thông tin xung quanh ý nghĩa các ký hiệu trên bếp từ. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho những người lần đầu sử dụng không cảm thấy bỡ ngỡ. Nếu cần tư vấn về bep tu chau Au hay bếp từ Nhật hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0904515856 nhé.