Mặt kính bếp từ thường làm bằng kính chịu nhiệt nên trường hợp bị nứt vỡ rất hiếm, nhưng vẫn có khả năng xảy ra. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến chiếc bếp từ bị nứt, vỡ gây ảnh hưởng đến quá trình sử dụng, khiến bếp bị chập điện.Tại sao mặt kính bếp từ bị nứt? Cách phòng tránh và xử lý trường hợp này như thế nào?
NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN
Khi thấy mặt kính bếp từ bị nứt, rất có thể là do bạn đã mua phải chiếc bếp từ không đáp ứng yêu cần về mặt kỹ thuật, không đạt đủ tiêu chuẩn để lưu thông. Lúc này tốt nhất bạn nên mang chiếc bếp đến nhà cung cấp để đổi trả bếp.
Tuy nhiên, nguyên nhân này rất khó có thể xảy ra, bởi hầu hết bếp từ đều được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, hiện đại... Trải qua quá trình kiểm định chất lượng nghiêm ngặt thì mới được đưa ra thị trường tiêu thụ. Phần lớn các loại bếp từ nhập khẩu đều cso bề mặt bếp làm bằng chất kiệu kính Schott Ceran, là thương hiệu kính hàng đầu thế giới, có khả năng chịu nhiệt lên đến 900 độ C, chịu được sốc nhiệt, độ chống xước cao. Chính vì vậy rất khó có khả năng mặt bếp bị nứt, vỡ do chủ quan.
Đây là nguyên nhân thường xảy ra nhất, đặc biệt là đối với hàng bếp từ giá rẻ, sản xuất tại Trung Quốc, có thương hiệu và nguồn gốc không rõ ràng.
Các loại bếp từ này được sản xuất với chi phí thấp, chất liệu mặt kính rẻ tiền nên không đảm bảo khi đun nấu dưới nhiệt độ cao trong thời gian dài.
Đối với loại bếp từ này thì bạn chỉ có thể nấu ăn những món đơn giản ở nhiệt độ thấp và không nấu quá lâu, phần nào gây phiền phức cho bạn, nên tốt nhất bạn nên nhanh chóng đổi sang một chiếc bếp từ khác tốt hơn.
NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN
Nguyên nhân này đến từ sự bất cẩn trong quá trình sử dụng của gia đình bạn, hay còn gọi là do lỗi của người sử dụng. Rất có thể trong quá trình sử dụng, bạn để bếp ở bề mặt không cân bằng khiến bếp bị rơi, va đập với các vật dụng khác từ đó dẫn đến bếp bị nứt, vỡ mặt kính.
Có thể trong quá trình sử dụng, bạn không để bếp ở bề mặt phẳng dẫn đến bếp bị xê dịch trong khi nấu làm bếp bị vỡ, hay bếp va đập với các vật dụng khác, có thể gây nên tình trạng bếp bị nứt vỡ mặt kính.
Để phòng ngừa việc này xảy ra, bạn cần bố trí bếp từ ở nơi rộng thoáng và bằng phẳng, hạn chế để bếp dưới kệ, để tránh đồ vật trên kệ rơi xuống mặt bếp.
Hoặc do bạn không tiến hành vệ sinh bếp thường xuyên, bảo quản bề mặt bếp tốt dẫn đến các bi mạch và hệ thống thông gió của bếp hoạt động không ổn định. Để khắc phục bạn nên dùng khăn mềm ẩm, nhúng với dung dịch tẩy rửa nhẹ, nước lau kính để lau chìu bề mặt bếp. Tuyệt đối không được sử dụng các chất tẩy rửa mạnh.
Bên cạnh đó, rất nhiều người sử dụng thường có thói quen rút phích cắm khỏi ổ điện ngay sau khi sử dụng bếp xong, tuy nhiên để máy hoạt động tốt hơn, bạn nên để thâm 15 - 20 phút cho hệ thống thông gió thổi nốt phần nhiệt còn thừa của bếp ra ngoài.
Khi phát hiện ra bề mặt bếp từ bị nứt vỡ, bạn dừng ngay việc đun nấu lại, và ngắt toàn bộ nguồn điện cung cấp cho bếp, kiểm tra vị trí chính xác bếp bị nứt và liên hệ với trung tâm bảo hành để được khắc phục sự cố sớm nhất. Chúc các bạn thành công!
Nấu quá nhiều thức ăn ở nhiệt độ cao trong thời gian dài
Bạn nên hiểu rằng chất liệu mặt kính của bếp từ thường là kính chịu nhiệt, độ chịu lực của nó là vừa phải, không được nấu nồi quá nặng (trên 4 kg).
Hạn chế nấu bếp trong thời gian quá dài (trên 2 tiếng), khi sử dụng bếp nên để nhiệt độ vừa phải, không sử dụng mức nhiệt tối đa để đun nấu, vừa tiết kiệm điện lại đảm bảo độ bền cho bếp.
Không vệ sinh bếp thường xuyên
Mặt kính bếp từ bị bẩn, thức ăn thừa còn sót lại dễ khiến mặt bếp bị cháy, làm nhiệt độ mặt bếp không ổn định, dễ xảy ra nứt vỡ.
Bạn cần phải vệ sinh bếp sạch sẽ sau khi nấu xong để đảm bảo độ bền cho bếp.
Vệ sinh bếp khi còn nóng
Nhiều người thường có thói quen rút phích cắm khỏi ổ điện ngay khi sau sử dụng bếp, rồi tiến hành vệ sinh ngay. Việc này rất nguy hiểm vì nhiệt độ mặt bếp lúc này còn nóng, nước lạnh sẽ làm bếp bị sốc nhiệt, rất dễ nứt vỡ.
Bạn nên để khoảng 15 - 20 phút rồi mới rút dây nguồn, để quạt tản nhiệt hoạt động thổi bớt hơi nóng từ bếp ra ngoài. Thời gian nghỉ này cũng vừa đủ để cho mặt bếp nguội, rồi mới tiến hành vệ sinh bếp.
CÁCH KHẮC PHỤC BẾP TỪ BỊ NỨT
Khi bếp nhà bạn rơi vào tình trạng nứt vỡ thì bạn nên cân nhắc, đánh giá mức độ nứt để đưa ra phương án xử lý phù hợp.
Khi mặt kính nứt không quá lớn, ngoài phạm vi nấu và bạn đang có nhu cầu sử dụng gấp rút, tạm thời.
Do bếp được làm bằng kính chịu nhiệt cao nên khi vỡ thì nứt theo đường sọc, không bể hạt hình lựu nguyên mảnh như kính cường lực nên bạn có thể sử dụng silicon, hoặc keo dính dán lên chỗ nứt để tránh vết bẩn, nước thấm theo đường nứt có khả năng hư hỏng vi mạch bên trong.
Trong trường hợp còn lại, nếu nứt trong phạm vi nấu (trong vòng tròn)
- Đối với mặt bếp từ bạn vẫn có thể dán keo và silicon để tạm thời sử dụng.
- Đối với bếp hồng ngoại thì mặt bếp bắt đầu sinh nhiệt, nóng, tỏa nhiệt sẽ làm chảy keo, silicon ra nên không thể sử dụng cách này.
- Tuy nhiên, cách này chỉ là giải pháp nhất thời, trong thời gian ngắn còn về lâu dài bạn vẫn cần phải thay mặt bếp.
Lưu ý:
Nếu bề mặt bếp nhà bạn bị nứt vỡ hãy dừng việc đun nấu lại ngay lập tức.
Ngắt toàn bộ nguồn điện cung cấp cho bếp, kiểm tra lại chính xác vị trí bề mặt bếp bị nứt vỡ.
Liên hệ ngay với trung tâm bảo hành của hãng, cung cấp thông tin chi tiết cho nhân viên hỗ trợ để bếp nhà bạn được khắc phục sự cố sớm nhất.