Đặt tay hoặc các vật dụng không cần thiết khác lên bếp khi đang nấu
Khi hoạt động, bề mặt bếp từ không sinh nhiệt, nhưng đáy nồi lại có nhiệt độ cao, nhanh chóng truyền nhiệt sang cho bề mặt bếp và các vật khác có trên mặt bếp, nên có thể khiến bạn bị bỏng. Ngoài ra, trong qua trình nấu ăn, bạn không nên di chuyển nồi đang sử dụng để tránh chạm phải nồi đang nóng. Đặc biệt, bạn không được đặt tay lên bếp điện từ đang hoạt động vì có thể gây bỏng nặng.
Đặt bếp điện từ gần các thiết bị điện khác
Bếp từ sử dụng bức xạ sóng điện từ để làm chín thức ăn, nhưng nó có cường độ rất thấp nên hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi đặt nó gần một số thiết bị điện tử khác, bức xạ sóng sẽ gây nhiễu chúng. Do đó, bạn không nên đặt bếp từ gần các thiết bị điện tử như tivi, laptop,…
Sử dụng dụng cụ nấu ăn không phù hợp
Bếp từ kén xoong nồi hơn so với bếp hồng ngoại. Tay cầm của những dụng cụ nấu ăn bằng kim loại sẽ dẫn nhiệt rất nhanh, có thể gây bỏng cho người sử dụng. Trong khi đó, tay cầm bằng nhựa thì dễ bị tan chảy nên bạn cần hạn chế sử dụng. Do đó, loại nồi phù hợp nhất là các nồi đáy phẳng bằng inox có từ, sắt tráng men hoặc thủy tinh có sợi kim loại.
Rút nguồn điện ngay sau khi vừa nấu xong
Mọi người thường có thói quen rút ngay nguồn điện khi vừa nấu ăn xong. Tuy nhiên, đây là một thói quen sai lầm, làm quạt tản nhiệt không hoạt động nữa và làm chậm quá trình làm mát của bếp. Chính vì thế, bạn nên ấn nút OFF(tắt) để tắt bếp và đợi khoảng 10-15 phút rồi mới rút nguồn điện ra.
Liên tục nấu bếp từ ở nhiệt độ cao
Việc luôn nấu thức ăn ở nhiệt độ cao khi sử dụng bếp từ sẽ khiến bếp bị nứt, vỡ bề mặt kính, đồng thời, dễ khiến bếp quá tải và làm giảm tuổi thọ của bếp. Bên cạnh đó, dùng nhiệt độ cao sẽ tiêu tốn điện năng hơn và lượng điện hao phí cũng tăng lên do sức nóng tỏa ra bên ngoài. Vì vậy, bạn nên để nhiệt độ ở mức trung bình khi nấu.
THAM KHẢO THÊM MỘT SỐ LOẠI BẾP TỪ CỦA CHÚNG TÔI: