Cảm biến nhiệt bếp từ là gì ? Nếu bạn đã và đang sử dụng bếp từ thì chắc hẳn bạn đã nghe qua cụm từ này. Tuy nhiên, bạn vẫn chưa thật sự hiểu hết vai trò của cảm biến nhiệt bếp từ đối với toàn bộ hệ thống. Hãy cùng Bếp Chính Hãng tìm hiểu kỹ tất cả các thông tin về cảm biến nhiệt bếp từ qua bài viết sau đây.
1. Cảm biến nhiệt bếp từ là gì ?
Cảm biến nhiệt bếp từ là một bộ phận quan trọng nhất của bếp. Nó có vai trò quan trọng trong việc điều khiển nhiệt độ của toàn bộ hệ thống, giúp nhiệt độ được ổn định. Hầu hết các lỗi xảy ra của bếp đều liên quan đến bộ phận này
Trên thị trường có rất nhiều loại cảm biến nhiệt độ khác nhau. Tùy vào thương hiệu và các dòng sản phẩm sẽ ứng dụng các loại cảm biến có các tính năng và đặc điểm đa dạng. Bài viết này chúng tôi chỉ xét theo tính chất vật lý và phân cảm biến nhiệt độ thành hai loại sau:
Cảm biến nhiệt độ tiếp xúc: Đây là loại cảm biến dựa vào tiếp xúc vật lý với đối tượng cần theo dõi để xác định sự thay đổi về nhiệt độ thông qua đường dẫn truyền. Cảm biến này thường được sử dụng bình ổn nhiệt độ trong các loại chất rắn chất lỏng và chất khí với phạm vi rộng.
Cảm biến nhiệt độ không tiếp xúc: Loại cảm biến này không cần tiếp xúc vật lý, mà theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của đối tượng thông qua bức xạ và đối lưu. Sử dụng để phát hiện nhiệt độ trong chất khí và lỏng khi có sự thay đổi nhiệt độ tăng hoặc giảm, lắng xuống đáy và các dòng đối lưu. Hoặc theo dõi sự thay đổi thông qua năng lượng bức xạ được truyền từ vật thể dưới dạng bức xạ hồng ngoại.
Loại cảm biến nhiệt được sử dụng cho các bếp từ phổ biến là cảm biến tiếp xúc. Bộ phận này sẽ giúp theo dõi và điều khiển nhiệt độ của bếp từ. Hệ thống sẽ tự phát ra âm thanh cảnh báo chống tràn nếu có hiện tượng nước sôi trào ra mặt bếp hoặc cảnh báo nhiệt dư nếu nhiệt độ bếp quá nóng. Hoặc hệ thống sẽ tự động ngắt bếp khi không nhận diện được đáy nồi, bếp không có nồi hoặc có vật chắn như khăn lau trên mặt bếp.
2. Vai trò của cảm biến nhiệt bếp từ
Cảm biến nhiệt của bếp từ hoạt động dựa trên tiếp xúc vật lý để kiểm tra sự tăng giảm nhiệt độ. Khi đun nấu, mặt bếp tiếp xúc với đáy nồi có tính nhiễm từ sinh ra nhiệt lượng. Khi nào cảm biến nhiệt sẽ có vai trò trong việc theo dõi và kiểm soát nhiệt độ của bếp nấu. Nếu trường hợp dụng cụ bếp nóng, mà trong nồi không có thức ăn hoặc nước đã cạn, thực phẩm bị cháy thì bếp sẽ tự động thông báo cảnh báo hoặc tắt bếp.
Cảm biến nhiệt có vai trò quan trọng nhằm kiểm soát nhiệt độ ổn định, đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử dụng. Đây là một bộ phận vô cùng quan trọng với tính năng an toàn giúp người dùng an tâm khi sử dụng thiết bị điện tử như bếp từ. Khách hàng khi lựa chọn mua bếp từ nên lựa chọn loại có cảm biến từ. Tuy nhiên, những dòng tích hợp cảm biến này thường có giá nhỉnh hơn.
3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động cảm biến nhiệt bếp từ
3.1. Cấu tạo của cảm biến nhiệt bếp từ
Cảm biến nhiệt của bếp từ là bộ phận nằm ở vị trí trung tâm của cuộn dây đồng (mâm nhiệt). Nó có kích thước nhỏ gọn, bạn khó có thể nhìn bằng mắt thường nếu không để ý kỹ. Cảm biến nhiệt có phần vỏ làm từ các chất liệu nhôm, đồng, nhựa, thép không gỉ,... Bên ngoài được bao phủ bởi một hợp chất giữ nhiệt màu trắng.
Cụm đầu dò của cảm biến nhiệt được gắn vào các thiết bị khi lắp ráp, nhằm theo dõi sự tăng/ giảm nhiệt độ của bếp.
3.2. Nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt trong bếp từ
Cảm biến nhiệt trong bếp từ hoạt động dựa trên nguyên tắc trong vật lý. Khi có dòng điện xoay chiều tần số cao đi qua cuộn dây đồng sẽ sinh ra một từ trường biến thiên. Khi vùng nấu (mâm nhiệt) tiếp xúc với đáy nồi có tính nhiễm từ, tạo ra một dòng điện xoáy lớn, chạy qua phần điện trở của nồi sinh ra nhiệt. Nhiệt lượng được truyền trực tiếp tới đáy nồi, làm nóng dụng cụ và làm chín thức ăn.
Tuy nhiên không phải loại bếp từ nào cũng có cảm biến nhiệt. Hiện nay trên thị trường có một số loại bếp từ Trung Quốc và một số bếp từ đơn không có cảm biến nhiệt. Khách hàng nên kiểm tra thông tin thật kỹ trước khi quyết định mua sắm.
4. Những lỗi thường gặp khi cảm biến nhiệt bếp từ bị hỏng
Trong quá trình sử dụng bếp từ, sẽ không tránh khỏi một số lỗi do cảm biến nhiệt bị hư hỏng hay gặp sự cố. Khi xảy ra lỗi, trên màn hình bảng điều khiển sẽ hiện ra mã lỗi thông báo tình trạng của bếp. Ví dụ một số lỗi cảm nhiệt, và ý nghĩa của các mã lỗi như sau
- Bếp tự động tắt nguồn
- Lỗi E1, Khi mặt bếp quá nóng hay bị quá nhiệt
- Lỗi E2 khi biết dừng hoạt động ở mức nhiệt quá cao
- Lỗi E4 thông báo nguồn điện cung cấp quá tả
- Lỗi E5 là khi bếp ngừng hoạt động do sò công suất quá nóng
- Lỗi E6 thông báo cảm ứng nhiệt bếp từ gặp vấn đề
Một số lỗi như E1, E2, chủ yếu là do thói quen sử dụng bếp không đúng cách, lỗi không quá nghiêm trọng và dễ khắc phục. Còn các lỗi kỹ thuật như E5, E6 thì bạn không thể tự sửa chữa khắc phục tại nhà. Bạn không nên tự ý tháo lắp thiết bị để sửa chữa để tránh các rủi ro về an toàn thiết bị và người dùng.
>> Xem thêm https://bepchinhhang.com/cach-mo-khoa-an-toan-cua-bep-tu-bosch-tt108.html
Cảm biến nhiệt bếp từ dù chỉ là một bộ phận nhỏ nhưng vô cùng quan trọng trong bếp từ. Hy vọng tất cả những thông tin về cảm biến nhiệt bếp từ ở trên, khách hàng đã biết lựa chọn, sử dụng bếp từ đúng cách, an toàn.