Một chiếc bếp từ nấu nhanh hay chậm phụ thuộc vào công suất của bếp. Tuy không phải là mới mẻ, nhưng nhiều người vẫn chưa thể nắm được công suất bếp từ nói lên điều gì ? Lợi ích của tính năng Booster ? Tất cả sẽ được Bepchinhhang.com gợi ý với những thông tin dưới đây.
1. Ý nghĩa công suất bếp từ
- Công suất 1000W: đây là mức thường thấy ở các sản phẩm bếp từ đơn. Mức công suất này cho phép bạn đun sôi 1 lít nước trong vòng 4 phút, chính vì vậy bếp từ đơn thường được sử dụng cho các món lẩu tại nhà. Bếp cũng rất được khuyến khích sử dụng đun nấu hàng ngày vì công suất phù hợp, diện tích nấu nhỏ, thời gian chờ đợi không lâu.
- Công suất 1200 - 1400W: mức công suất thường thấy của những mẫu bếp từ đơn hoặc bếp từ đôi giá rẻ, thuộc dòng sản phẩm tầm trung. Mức công suất này không có quá nhiều khác biệt so với mức 1000W nhưng với 2 vùng nấu tách biệt sẽ giúp bạn nấu được nhiều món hơn, từ đó tiết kiệm thời gian nấu ăn.
- Công suất bếp từ 1800W: đây là mức công suất thường thấy trên những mẫu bếp từ đôi có tầm giá từ 7 - 15 triệu đồng, so với dòng công suất 2000W thì giá của những sản phẩm có công suất 1800W thường sẽ rẻ hơn từ vài trăm đến 1 triệu đồng.
- Công suất 2000W: là mức công suất trung bình của các mẫu bếp từ đôi hoặc bếp điện kết hợp từ và được nhiều người lựa chọn nhất bởi nó hoàn toàn phù hợp với nhu cầu nấu ăn nhanh hàng ngày. Với công suất 2000W, bạn chỉ tốn chưa đầy 2 phút để đun sôi 1 lít nước – tương đương ấm siêu tốc, nhờ đó thời gian nấu nướng được tối ưu.
- Công suất 2300W: Là mức công suất lớn thường chỉ xuất hiện trên những mẫu bếp từ 3 bếp nấu, đồng thời cũng là mức công suất cao nhất ở điều kiện hoạt động bình thường như hiện nay.
- Công suất bếp từ Booster: thường đạt từ 3000 - 3200W, chỉ có trên các dòng bếp từ nhập khẩu như Bosch, Teka, bếp từ Cata,…
2. Ý nghĩa của công suất Booster:
+ Booster là chức năng công suất lớn hơn hẳn so với mức thông thường, giúp tăng công suất bếp đột biến lên gấp 1,3 - 1,5 lần công suất tối đa của bếp từ. Với nguyên lý điều chỉnh mạch công suất khiến công suất bếp có thể tăng lên đột ngột trong điều kiện quá tải ngắn hạn mà vẫn đảm bảo ngưỡng an toàn cho người sử dụng.
Vì đẩy công suất lên cực đại, nên bếp từ thường chỉ duy trì chế độ Booster trong khoảng 10 phút rồi tự động hạ công suất.
Bếp từ nào có tích hợp Booster đều có mạch công suất điều chỉnh được đến mức công suất cao để sử dụng trong điều kiện quá tải ngắn hạn. Và bên cạnh khả năng nấu được ở mức công suất cực đại, nó cũng có thể duy trì ổn định ở các mức công suất nhỏ, để sử dụng khi nấu các món kho, hầm, giữ ấm. Cũng bởi vậy mà chỉ có những loại bếp cao cấp nhập khẩu có giá trên 10 triệu mới thường tích hợp chức năng này.
Tuy ứng dụng của Booster đem lại lợi ích trông thấy nhưng chưa hẳn đã hoàn hảo và cần thiết. Bởi nhiều chuyên gia về thiết bị điện và thiết bị nhà bếp đã có ý kiến rằng: Việc người dùng quá lạm dụng Booster có thể gây ra hiện tượng bếp từ bị sốc nhiệt, đoản mạch do gia tăng điện áp đột ngột, và việc thường xuyên dùng Booster có thể khiến bếp từ kém bền.
Như vậy, bạn có thể chọn các loại bếp từ có công suất từ 2000W trở lên để nấu ăn hàng ngày – chọn thêm tính năng Booster để nấu ăn nhanh hơn, các bếp từ có công suất thấp hơn phù hợp để dùng cho các món lẩu.
Với những thông tin về công suất bếp từ trên, mong rằng bạn sẽ có được những lựa chọn sản phẩm phù hợp với gia đình mình và để phù hợp nhất với công việc nấu ăn hàng ngày.